Máy xay cà phê hiện nay đang được sử dụng rất nhiều không chỉ ở các quán cà phê mà tại các gia đình, văn phòng, cá nhân. Khi có máy xay cafe bạn sẽ điều chỉnh được độ thô/mịn của cà phê để pha chế theo nhu cầu riêng của mình. Thế nhưng, có rất nhiều khách hàng của Điện Máy 2S Việt Nam đã liên hệ cần yêu cầu hướng dẫn điều chỉnh máy xay cà phê. Do đó, ở bài viết này, Điện Máy 2S Việt Nam xin được hướng dẫn quý khách hàng cách điều chỉnh máy xay cafe chi tiết và dễ hiểu nhất để quý khách có thể thực hiện theo.
Tại sao phải cần biết cách điều chỉnh máy xay cà phê ?
Kính thưa quý khách hàng, hiện nay mỗi loại cà phê đều cần có những mức xay cũng như độ mịn khác nhau. Chẳng hạn như bạn cần pha phin truyền thống thì cà phê sẽ không cần xay quá mịn. Nhưng nếu bạn muốn sử dụng cho các dòng máy pha chuyên nghiệp hiện nay thì cần phải có độ mịn nhất định. Thực tế, ở mỗi dòng máy pha lại cần có nhiều kiểu bột để pha chế, nếu áp suất máy nhỏ mà độ mịn quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn khi pha.
Chính vì vậy, bạn cần phải biết cách điều chỉnh máy pha để tùy vào các trường hợp để có thể thao tác một cách linh động nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng của mình.

Những kích cỡ xay cà phê thô,mịn dùng cho pha phin và pha máy hiện nay
– Rất thô(Extra coarse) : Chế độ xay rất thô hiện nay thường được sử dụng cho các loại cà phê như cà phê cao bồi hoặc cà phê pha lạnh, ở mức thô này đối với các dòng máy xay cafe bạn nên để ở các số “lớn” .
– Thô (Coarse) : Bớt thô hơn dạng rất thô một chút đó là dạng thô. Loại bột cà phê này sẽ thường được sử dụng vào để pha chế các loại như French Press, Bình pha cà phê (Percolator), Thử cà phê (Cupping)
– Thô vừa(Medium-coarse) : Chế độ xay thô vừa sẽ được ứng dụng vào pha một số loại cafe như : Chemex, Clever Dripper, Cafe Solo Brewer
– Vừa(Medium): Đây là chế độ vừa phải, không quá thô mà cũng không quá mịn, có thể sử dụng cho cà phê pha phin, pha máy ở các dòng máy nhỏ, không cần quá mịn. Các loại cà phê thường sử dụng bột xay ở chế độ này để pha đó là : Bình Pour-over hình phễu (Cone-shaped Pour-over Brewers), Bình pha cà phê đáy phẳng (Flat Bottom Drip Coffee Machines), Siphon, Aeropress (thời gian pha lâu hơn 3 phút).
– Hơi mịn(Medium-fine): Áp dụng pha phin, Bình Pour-over hình phễu (Cone-shaped Pour-over Brewers), Aeropress (thời gian pha 2-3 phút)
– Mịn(Fine): Áp dụng pha Espresso, Bình Moka (Stovetop Espresso Maker), Aeropress (thời gian pha 1 phút)

Hướng dẫn điều chỉnh máy xay cà phê Espresso phổ biến hiện nay
Đối với một chiếc máy xay cafe Espresso cơ bản hiện nay, điều dễ dàng nhận thấy đó là chúng đều có cấu tạo, thiết kế và nguyên lý làm việc gần giống nhau. Thiết kế thì sẽ là phần phễu chứa hạt phía trên và phần xử lý xay xát bên dưới, nguyên lý làm việc thì sẽ điều chỉnh chế độ xay thô mịn bằng cách xoay tròn ở cổ máy và tiến hành cho cà phê vào để xay.
Sau đây, chúng tôi xin được hướng dẫn chi tiết một quy trình xay cà phê như sau:
Bước 1 : Tiến hành lắp đặt phễu chứa cà phê lên trên, sao đó cắm điện để khởi động và sử dụng máy.
Bước 2 : Quý khách cần chú ý đến phần cổ máy xay, chúng sẽ được đánh số thứ tự theo nhiều số khác nhau từ bé đến lớn. Với cổ xoay này, nếu bạn muốn sử dụng cà phê càng mịn thì bạn sẽ xoay sao cho phần đĩa xoay ở gần sát nhất với thân máy xay thì sẽ xay mịn được. Ngược lại nếu muốn bạn sử dụng cà phê thô một chút thì bạn sẽ tiến hành xoay đĩa xay cà phê sao cho phần đĩa xoay ở xa hơn với thân máy thì bột cà phê cho ra sẽ thô hơn.
Bước 3 : Cho cà phê vào phễu và tiến hành cho chúng xuống phần lưỡi xay của máy một cách từ từ và nhẹ nhàng.
Bước 4 : Tùy vào chiếc máy xay cafe của bạn là máy xay tự động hay bán tự động để bạn có thể thao tác. Nếu máy xay là máy tự động thì bạn chỉ cần nhấn nút một lần là máy sẽ xay theo định lượng sẵn, còn nếu là máy bán tự động thì bạn sẽ xay để lấy lượng cà phê bột tới khi nào đủ để sử dụng với nhu cầu của bạn là tốt nhất.

Đọc thêm: Các dòng máy xay cà phê chuyên xay Espresso hiện nay
Hướng dẫn xử lý nếu máy xay cà phê bị kẹt cứng
Trong quá trình xay cà phê sẽ có lúc máy xay của bạn sẽ bị kẹt cứng không thể xay tiếp được. Nguyên nhân là do trong cà phê có lẫn một số vật cứng như đá hoặc sắt…nên sẽ xảy ra tình trạng như thế. Vậy khi đó bạn nên làm gì ?
Đầu tiên, khi nghe thấy tiếng máy kêu có dấu hiệu bất thường bạn cần tiến hành tắt máy ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến phần đĩa xay của máy cũng như những bộ phận khác.
Tiếp theo, bạn tiến hành tháo bỏ phễu chứa hạt của máy ra và đổ bỏ hết lượng cà phê còn đang có sẵn ở cổ máy. Sau đó bạn tiến hành xoay tháo phần cổ máy ra vệ sinh sạch sẽ lại chúng và lắp lại máy, nhấn thử xem máy còn có tiếng kêu lạ như thế không, nếu không còn coi như máy đã trở về trạng thái bình thường.
Như vậy, ở bài viết này Điện Máy 2S Việt Nam đã hướng dẫn đến các quý khách hàng cách điều chỉnh máy xay cà phê sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó là hướng dẫn xử lý nếu xảy ra các trường hợp sự cố như bị kẹt cứng do có các “dị vật” lẫn vào cà phê.
Nếu bạn còn có thêm những câu hỏi nào khác hoặc những thắc mắc khác về máy pha, máy xay cà phê xin vui lòng liên hệ ngay hotline/zalo : 0383280099(Mr Duy) để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Pingback: Đơn vị phân phối máy xay cà phê giá tốt nhất tại tỉnh Đắk Lắk